Thống kinh là bệnh gì? – Những điều chị em cần biết về căn bệnh này!
Thống kinh là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường mà nhiều chị em phụ nữ thường gặp phải. Vậy thống kinh là bệnh gì? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng thống kinh nếu gặp phải? Những điều chị em cần biết về căn bệnh này sẽ được Hồng chia sẻ ngay với bài viết sau đây.



1. Thống kinh là bệnh gì? – Tổng quan về bệnh thống kinh
Thống kinh là một biểu hiện đặc trưng của việc tử cung phải co bóp để đưa máu ra ngoài. Nếu quá trình diễn ra bình thường thì phần lớn người phụ nữ sẽ cảm thấy tức bụng dưới, đau nhẹ, mệt mỏi,… nhưng vẫn có thể sinh hoạt, học tập, làm việc bình thường.
Còn nếu các dấu hiệu này trở nên nặng hơn gây ra đau bụng dữ dội, choáng váng, buồn nôn,… làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thì đó là thống kinh.



2. Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng, nguy cơ của bệnh thống kinh
Thống kinh được chia thành 2 loại với những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
2.1. Thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là thống kinh vô căn, tức bệnh xảy ra do những thay đổi tâm lý chứ không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.
2.1.1. Nguyên nhân
Thống kinh nguyên phát thường xảy ra ở các bạn nữ mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Do những căng thẳng, lo lắng ở những kỳ kinh đầu tiên mà gây nên hiện tượng thống kinh ở những mức độ khác nhau.
Chính những vấn đề tâm lý này làm cho lượng prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung tăng lên, gây nên những kích thích cơ trơn tại tử cung và ruột non. Chính điều đó khiến bạn gái tuổi dậy thì bị đau bụng kinh.



2.1.2. Triệu chứng
Thống kinh nguyên phát thường xuất hiện trước kỳ kinh vài giờ hoặc ngay khi có kinh và có thể kéo dài trong vài ngày đầu của kỳ hành kinh với những biểu hiện đặc trưng:
- Đau ở vị trí bụng dưới
- Đau theo từng cơn, kiểu co rút bụng dưới
- Cơn đau có hướng lan ra sau lưng và bên trong đùi
- Ở một số bạn gái còn có thêm những biểu hiện khác như: đau nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn,…
Những triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, một số bạn thường phải dùng đến thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng của bệnh thống kinh.
2.1.3. Đối tượng nguy cơ
Thống kinh nguyên phát thường xảy ra ở tất cả những chị em phụ nữ khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì cho đến dưới 30 tuổi. Một số trường hợp đặc biệt có thể gặp ở độ tuổi mãn kinh.



2.2. Thống kinh thứ phát
2.2.1. Nguyên nhân
Thống kinh thứ phát là dạng thống kinh được hình thành từ những nguyên nhân bệnh lý như:
- Các bệnh lý ở tử cung: viêm tử cung, u xơ tử cung, dính nội mạc tử cung,…
- Bệnh u nang buồng trứng
- Một số trường hợp đặc biệt có thể do đặt vòng tránh thai sai cách



2.2.2. Triệu chứng
Triệu chứng của thống kinh thứ phát cũng tương tự như thống kinh nguyên phát với những cơn đau ở vị trí bụng dưới. Song, thời điểm xuất hiện cơn đau sẽ kéo dài hơn, có thể đến từ trước khi hành kinh 1 tuần và kéo dài đến lúc hết kinh vẫn còn đau bụng. Đồng thời, hiện tượng này không chỉ diễn ra 1 lần mà có thể xuất hiện nhiều lần trong tháng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.
2.2.3. Đối tượng nguy cơ
Những phụ nữ ở độ tuổi từ 30-40 là đối tượng thường bị thống kinh thứ phát. Trong trường hợp này, nếu dùng thuốc giảm đau không làm cho triệu chứng đỡ và còn kéo theo những bất thường như: rong kinh, vô kinh,… thì các bạn nữ không nên chủ quan và cần đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời.



3. Chị em nên làm gì khi mắc bệnh thống kinh?
Nếu gặp phải tình trạng bị thống kinh thì chị em cũng không nên quá lo lắng. Hồng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích sau để giúp phái nữ hạn chế những cơn đau bụng dữ dội. Cụ thể như sau:
3.1. Chế độ chăm sóc
Trước hết, chúng ta cần đảm bảo cho mình một lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và góp phần hạn chế hiện tượng thống kinh.
- Khi bị đau bụng, chúng ta có thể chườm nóng vùng dưới bụng và tắm bằng nước ấm giúp giảm cơn co thắt vùng bụng.
- Có thể châm cứu, bấm huyệt để vừa thư giãn vừa có tác dụng giảm đau.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên với những bộ môn: thể dục nhịp điệu, đạp xe, đi bộ,… để làm giảm lượng hormone estrogen, ức chế những cơn đau bụng.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong các khẩu phần ăn, bao gồm các chất: kẽm, magie, các loại vitamin nhóm B, nhóm E,…
- Không nên sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…



3.2. Đi khám chuyên khoa
Nếu tình trạng bệnh thống kinh kéo dài gây ra những cơn đau dữ dội mà thuốc giảm đau cũng như những biện pháp chăm sóc khác không có tác dụng thì bạn nên đi thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân gây ra thống kinh. Để từ đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác bệnh lý nào là nguyên nhân và có lộ trình điều trị kịp thời.



Hy vọng, với những chia sẻ trên của Hồng, các chị em phụ nữ đã có thêm những kiến thức bổ ích về thống kinh là bệnh gì để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất. Chúc cho chị em phụ nữ chúng mình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Để được giải đáp thắc mắc về sản phẩm hay để nhận được tư vấn về cách sử dụng cốc nguyệt san, bên cạnh website Cốc nguyệt san Ovacup, bạn có thể liên hệ qua một trong những kênh bên dưới nhé!
Cốc nguyệt san Ovacup – Đồng hành cùng phụ nữ Việt
Fanpage: OvacupVN
Hotline: 1900 599 919
Hàng ngàn phụ nữ Việt đã tin dùng và đồng hành cùng Ovacup.